Tin tức - Bài viết

Peter Thiel và 6 bài học từ cuốn sách “Zero To One”

Peter Thiel là một doanh nhân, nhà đầu tư mạo hiểm và là một tác giả nổi tiếng người Mỹ. Ông được biết đến với vai trò đồng sáng lập PayPal, Palantir Technologies và Founders Fund. Trong cuốn sách  “Zero To One” của mình, Peter Thiel muốn gửi tới bạn đọc 6 bài học giá trị như sau.

1. Hiểu biết của Peter Thiel về: Phát triển đa chiều

Hiểu biết của Peter Thiel về: Phát triển đa chiều
Hiểu biết của Peter Thiel về: Phát triển đa chiều

Peter Thiel cho rằng. phát triển có thể xảy ra theo hai hình thức: Phát triển theo chiều ngang và phát triển theo chiều sâu. Phát triển chiều ngang là việc sao chép những thành công đã có sẵn, tức là mở rộng từ 1 đến n. Hình thức này tương đối dễ thực hiện vì chúng ta đã biết những yếu tố cơ bản để thành công.

Ngược lại, phát triển chiều sâu yêu cầu tạo ra những thứ hoàn toàn mới, tức là từ 0 đến 1. Hình thức này khó khăn hơn nhiều vì đòi hỏi sự sáng tạo và đổi mới.

2. Peter Thiel cũng bày tỏ quan điểm: Công nghệ và tính bền vững của chúng

Hiện nay, công nghệ trên thế giới vẫn chưa đạt được tính bền vững thực sự. Peter Thiel nhấn mạnh: khi các quốc gia đều đang cạnh tranh và ứng dụng công nghệ vào mọi khía cạnh của cuộc sống, nguồn tài nguyên sẽ dần cạn kiệt và môi trường sẽ chịu tác động nghiêm trọng nếu mức độ ô nhiễm từ công nghệ tiếp tục gia tăng.

Peter Thiel cũng bày tỏ quan điểm: Công nghệ và tính bền vững của chúng
Peter Thiel cũng bày tỏ quan điểm: Công nghệ và tính bền vững của chúng

Trong những năm gần đây, nhiều người tin rằng công nghệ đã tiến bộ vượt bậc và con người sẽ không cần làm việc quá sức trong nhiều giờ nữa. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, thành tựu đáng kể duy nhất mà chúng ta có là sự phát triển của công nghệ máy tính.

3. Lợi và hại của các công ty độc quyền

Các công ty độc quyền thường có lợi nhuận cao hơn rất nhiều so với các công ty khác trên thị trường. Trước đây, họ có thể tự ý điều chỉnh và thay đổi giá cả, và mọi người phải chấp nhận điều đó vì không có lựa chọn nào khác ngoài việc mua sản phẩm của họ.

Tuy nhiên, trong quá trình kinh doanh, họ thường không trung thực và xuyên tạc sự thật. Các công ty độc quyền thường không khoe khoang hoặc thừa nhận mô hình độc quyền của mình, vì điều này sẽ khiến họ bị giám sát chặt chẽ bởi chính phủ. Trong khi đó, các công ty khác lại thường xem nhẹ yếu tố cạnh tranh và chỉ tập trung vào việc nhấn mạnh sự khác biệt của mình.

4. Peter Thiel cũng chỉ ra: Bốn thái độ khi nhìn về tương lai

Peter Thiel cũng chỉ ra: Bốn thái độ khi nhìn về tương lai
Peter Thiel cũng chỉ ra: Bốn thái độ khi nhìn về tương lai
  • Lạc quan có kế hoạch: Họ luôn tin tưởng vào một tương lai tươi sáng hơn, luôn dự đoán trước và lên kế hoạch cẩn thận cho mọi tình huống.
  • Lạc quan không kế hoạch: Họ cũng tin rằng tương lai sẽ trở nên tốt đẹp hơn, nhưng không có kế hoạch cụ thể để chuẩn bị.
  • Bi quan có kế hoạch: Những người này tin rằng họ có thể dự đoán được tương lai, nhưng tin rằng nó sẽ rất ảm đạm và họ đã sẵn sàng đối mặt với điều đó.
  • Bi quan không kế hoạch: Họ thấy trước một tương lai tối tăm nhưng không có biện pháp nào để chuẩn bị.

5. Bảy câu hỏi mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần trả lời:

Peter Thiel cũng tổng kết và đặt ra 7 câu hỏi dành cho doanh nghiệp và các CEO:

  • Bạn có thể phát triển công nghệ mang tính cách mạng thay vì chỉ cải tiến từng bước nhỏ?
  • Đây có phải là thời điểm lý tưởng để bạn khởi nghiệp?
  • Bạn có đang nhắm tới một thị phần lớn trong một thị trường nhỏ?
  • Bạn đã có một đội ngũ làm việc đúng năng lực?
  • Bạn có biết cách tạo ra sản phẩm và phân phối nó đến khách hàng không?
  • Bạn có thể duy trì vị thế của mình trên thị trường trong 10 hay 20 năm tới không?
  • Bạn có nhìn thấy những cơ hội mà người khác bỏ lỡ không?

Xem thêm:

Steve Ballmer – cựu CEO Microsoft và 3 điều để thành công

Daniel Zhang và sự nghiệp thăng hoa tại Alibaba 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *