Tin tức - Bài viết

Philip Fisher và 15 tiêu chí lựa chọn cổ phiếu

Philip Fisher, không chỉ là một nhà đầu tư thành công mà còn là một nhà tư tưởng sâu sắc nổi tiếng ở thế kỷ 20.Ông cũng là tác giả cuốn sách kinh điển “Cổ Phiếu Thường, Lợi Nhuận Phi Thường”, với những nguyên tắc đầu tư được đúc kết từ kinh nghiệm thực chiến của chính ông.

1. Tiêu chí lựa chọn cổ phiếu của bậc thầy đầu tư Philip Fisher

Tiêu chí lựa chọn cổ phiếu của bậc thầy đầu tư Philip Fisher
Tiêu chí lựa chọn cổ phiếu của bậc thầy đầu tư Philip Fisher
  1. Sản phẩm hoặc dịch vụ có đủ tiềm năng để sinh lời: Công ty phải có sản phẩm hoặc dịch vụ có khả năng tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai, thì mới mang lại tiềm năng lợi nhuận cho nhà đầu tư.
  2. Ban lãnh đạo có tầm nhìn: Ban lãnh đạo của công ty cũng là yếu tố cần được xem xét. Họ phải là đội ngũ có tầm nhìn  và khả năng thực hiện chiến lược một cách hiệu quả.
  3. Nghiên cứu và phát triển: Công ty dự định đầu tư phải có một chương trình nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ để duy trì lợi thế cạnh tranh giữa những đối thủ khác.
  4. Doanh số bán hàng hiệu quả: Khả năng bán hàng tốt là yếu tố quyết định sự thành công của một công ty. Chính vì lẽ đó, Philip Fisher khuyên nhà đầu tư cần phải nhìn vào doanh số thực tế để đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt.
  5. Biên lợi nhuận cao: Viết tiếp theo Philip Fisher đưa ra lời khuyên đối với những nhà đầu tư là:, xem xét biên lợi nhuận cao. Công ty bạn đầu tư phải có khả năng duy trì biên lợi nhuận cao và ổn định.
  6. Đội ngũ nhân viên: Một đội ngũ nhân viên có năng lực và tận tụy là tài sản quý giá của mọi công ty. 
  7. Cơ cấu cổ đông: Cổ đông lớn có thể mang lại sự ổn định và hỗ trợ cho công ty mà bạn nhắm tời.
  8. Lớp lãnh đạo kế cận: Công ty phải có kế hoạch đào tạo và phát triển lớp lãnh đạo kế cận.
  9. Tài chính lành mạnh: Bảng cân đối kế toán và dòng tiền của công ty phải ổn định. Philip Fisher khuyên bạn cần cân nhắc với những công ty không minh bạch về vấn đề sổ sách số liệu.
  10. Quan hệ với khách hàng: Mối quan hệ tốt với khách hàng là yếu tố quan trọng để duy trì sự tăng trưởng.
  11. Quan hệ với nhà cung cấp: Mối quan hệ tốt với nhà cung cấp giúp đảm bảo nguồn cung ổn định và giá cả hợp lý.
  12. Hiệu quả hoạt động: Công ty phải có hiệu quả hoạt động cao để tối ưu hóa lợi nhuận.
  13. Thái độ của công ty đối với rủi ro: Rủi ro là phần không thể thiếu, tuy nhiên các công ty giải quyết rủi ro là vấn đề Philip Fisher quan tâm trong việc quyết định đầu tư.
  14. Mối quan hệ: Mối quan hệ tốt với với những lãnh đạo cấp cao, chính phủ,… giúp các công ty này tránh được những rủi ro pháp lý.
  15. Giá cổ phiếu: Philip Fisher cho rằng mặc dù giá cổ phiếu không phải là tiêu chí quan trọng nhất, nhưng cũng là một yếu tố cần xem xét trước khi đầu tư.
Các tiêu chí của Philip Fisher có còn giá trị tới ngày nay?
Các tiêu chí của Philip Fisher có còn giá trị tới ngày nay?

2. Các tiêu chí của Philip Fisher có còn giá trị tới ngày nay?

Các tiêu chí này vẫn còn có giá trị tới ngày nay.

Thay vì chỉ quan tâm đến giá cổ phiếu ngắn hạn, Philip Fisher khuyến khích nhà đầu tư tìm kiếm những công ty có chất lượng cao và tiềm năng tăng trưởng lâu dài. Ông cũng tin rằng đầu tư là một cuộc đua marathon, không phải là cuộc đua nước rút.

Để áp dụng các tiêu chí của Fisher đòi hỏi nhà đầu tư phải dành thời gian để nghiên cứu kỹ lưỡng về công ty bạn lựa chọn đầu tư để đưa ra được quyết định sáng suốt nhất.

Việc áp dụng 15 tiêu chí của Philip Fisher đòi hỏi sự kiên nhẫn, kỷ luật và kiến thức chuyên môn đối với những nhà đầu tư cổ phiếu.
Việc áp dụng 15 tiêu chí của Philip Fisher đòi hỏi sự kiên nhẫn, kỷ luật và kiến thức chuyên môn đối với những nhà đầu tư cổ phiếu.

3. Kết luận

Việc áp dụng 15 tiêu chí của Philip Fisher đòi hỏi sự kiên nhẫn, kỷ luật và kiến thức chuyên môn đối với những nhà đầu tư cổ phiếu. Để có thể làm được điều đó, bạn cần có sự nắm vững kiến thức đầu tư căn bản và sẽ có cơ hội xây dựng một danh mục cổ phiếu đầu tư chất lượng cao và đạt được lợi nhuận bền vững trong dài hạn trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán.

Xem thêm:

“Cá mập” Mark Cuban và ý tưởng khởi nghiệp năm 12 tuổi

Benjamin Graham – Bậc thầy của những nhà đầu tư thế kỷ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *