Tin tức - Bài viết

Trần Bá Dương vị Chủ tịch đi lên từ đôi bàn tay “dầu mỡ”

Nổi tiếng với câu chuyện khởi nghiệp đầy vất vả và chông gai của ông Trần Bá Dương, vị chủ tịch tập đoàn Thaco, đi lên từ đôi bàn dây “dầu mỡ”. Câu chuyện thực sự đã truyền cảm hứng khởi nghiệp tới rất nhiều startup trẻ trên khắp dải đất hình chữ S.

1. Thuở thiếu thời và khát vọng khởi nghiệp của cậu bé nghèo Trần Bá Dương

Thuở thiếu thời và khát vọng khởi nghiệp của cậu bé nghèo Trần Bá Dương
Thuở thiếu thời và khát vọng khởi nghiệp của cậu bé nghèo Trần Bá Dương

Trần Bá Dương (1960) sinh ra trong một gia đình nghèo, đông anh em ở Huế, lớn lên ở Đà Lạt. Cha mẹ ông mất sớm, cuộc sống đầy khó khăn khiến ông phải tự bươn chải từ nhỏ.

Tuy hoàn cảnh khó khăn, những ông Dương vẫn luôn ham học hỏi và nung nấu ý chí khởi nghiệp. Sau khi tốt nghiệp Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM, ông Dương không xin được việc làm và phải về quê phụ giúp gia đình nuôi các em ăn học.

2. Bắt đầu từ vị trí anh thợ sửa chữa

Trần Bá Dương quyết định xin làm thợ sửa chữa tại nhà máy đại tu ô tô Đồng Nai, với công việc đầu tiên là vét mỡ bò. Bắt đầu từ công việc tay chân, lấm lem dầu mỡ, nhưng chàng thanh niên trẻ Trần Bá Dương luôn nỗ lực và học hỏi không ngừng. 

Trần Bá Dương quyết định xin làm thợ sửa chữa tại nhà máy đại tu ô tô Đồng Nai,
Trần Bá Dương quyết định xin làm thợ sửa chữa tại nhà máy đại tu ô tô Đồng Nai

Sau vài năm cống hiến và chăm chỉ, Bá Dương nhanh chóng khẳng định năng lực và được cất nhắc lên vị trí quản lý. 

Làm việc nhiều năm trong ngành ô tô, Trần Bá Dương nhận thấy tiềm năng phát triển to lớn của thị trường Việt Nam và ấp ủ ý tưởng khởi nghiệp trong lĩnh vực này.

3. Trần Bá Dương thành lập tập đoàn Thaco

Năm 1997: Sau nhiều năm tích lũy kinh nghiệm và chuẩn bị kỹ lưỡng, ông Dương quyết định thành lập Tập đoàn Trường Hải (Thaco) với số vốn ban đầu chỉ 10 tỷ đồng. Số vốn do ông tích góp và vay mượn người thân mà có được.

Khi mới thành lập, Thaco gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn và kinh nghiệm quản lý. Ông Dương phải đối mặt với nhiều nghi ngờ và phản đối từ những người xung quanh.

Tuy nhiên, với quyết tâm và bản lĩnh phi thường, ông Dương đã không nản lòng và kiên trì theo đuổi mục tiêu của mình.

4. Chiến lược đối đầu thách thức của Trần Bá Dương

Chiến lược đối đầu thách thức của Trần Bá Dương
Chiến lược đối đầu thách thức của Trần Bá Dương

Trước muôn vàn khó khăn bủa vây, ông Dương và các cộng sự của mình đã thực hiện các chiến lược kinh doanh như sau:

Hợp tác với các hãng xe nổi tiếng: Thaco hợp tác với các hãng xe nổi tiếng như Kia, Mazda, Peugeot, Isuzu, BMW, Mercedes-Benz, … để nâng cao chất lượng thành phẩm và mở rộng thị trường xe bình dân.

Đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực: Thaco chú trọng đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực, đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn cao. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp công bằng và tôn trọng sự cống hiến của chính cán bộ nhân viên công ty.

5. Lời kết

Thaco hiện là nhà sản xuất và lắp ráp ô tô lớn nhất Việt Nam, chiếm thị phần hơn 50% thị phần. Với định hướng trở thành tập đoàn đa ngành, Thaco không chỉ sản xuất ô tô mà Thaco còn tham gia vào nhiều lĩnh vực khác như bất động sản, du lịch, năng lượng, … Chính những thành công vang dội này đã giúp cho ông Trần Bá Dương trở thành vị chủ tịch được kính trọng và vinh danh vì những cống hiến cho sự thành công và phát triển của tập đoàn.

Xem thêm:

Ginni Rometty: Nữ CEO tiên phong dẫn dắt IBM

Nguyễn Thị Phương Thảo và cơ duyên thành lập VietJet Air

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *